CUNG CẤP MỘT GIẢI PHÁP "ĐỒNG BỘ" CÁC SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI VÀ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP    ISV ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001-2008 VÀO 08/09/2014 CUNG CẤP MỘT GIẢI PHÁP "ĐỒNG BỘ" CÁC SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI VÀ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP    ISV ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001-2008 VÀO 08/09/2014

Trang chủGiới thiệuTầm nhìnKhách hàngLiên hệCatalogTin tức- sự kiện
English
PALLET NHỰA MỚI
PALLET NHỰA CŨ
THÙNG NHỰA ĐẶC
THÙNG NHỰA HỞ
LỒNG SẮT
SẢN PHẨM KHÁC
    HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 0988 14 17 13

Email: kd1@i-isv.com.vn


(Vui lòng click trực tiếp địa chỉ email để liên hệ)

TÀI LIỆU SẢN PHẨM

Số lượt truy cập : 997923
Số người trực tuyến : 6
 
 

Bài toán khó cho ngành nhựa Việt Nam

Hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam luôn ở mức 15 – 20%. Tuy nhiên, giá trị thặng dư của ngành này không cao vì hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp nhựa lao đao với bài toán đầu vào nguyên liệu.

“Cốc mò, cò xơi”

Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành nhựa, trong đó hơn 80% tập trung ở TP HCM. Hầu hết những DN này đều sản xuất với quy mô… gia đình nên năng lực cạnh tranh rất thấp. Chính vì vậy, hơn 90% DN nhựa của Việt Nam phải đi “làm thuê”, gia công cho nước ngoài, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Theo ông Vũ Xuân Mừng, Phó trưởng Cơ quan đại diện Bộ Công thương tại TP HCM, ngành nhựa đang đối mặt với những khó khăn liên quan đến tỷ giá hối đoán giữa đồng VN với USD, do chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nhập từ nước ngoài, tương đương 2,1 tỷ USD/ năm. Điều này khiến giá trị thặng dư hầu hết đều vào túi doanh nghiệp nước ngoài. Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, ngành nhựa phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của DN. Năm 2009, ngành nhựa nhập hơn 2 triệu tấn nguyên liệu, với tổng giá trị gần 2,5 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt hơn 1/3 số tiền nhập khẩu nguyên liệu. Do quá phụ thuộc vào nguyên liệu nên giá bán của DN Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10 – 15%. Hiện, cả nước mới chỉ có 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và 150.000 tấn nguyên liệu DOP, đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành nhựa, trong đó hơn 80% tập trung ở TP HCM. Hầu hết những DN này đều sản xuất với quy mô… gia đình nên năng lực cạnh tranh rất thấp. Chính vì vậy, hơn 90% DN nhựa của Việt Nam phải đi “làm thuê”, gia công cho nước ngoài, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu.

Theo ông Vũ Xuân Mừng, Phó trưởng Cơ quan đại diện Bộ Công thương tại TP HCM, ngành nhựa đang đối mặt với những khó khăn liên quan đến tỷ giá hối đoán giữa đồng VN với USD, do chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nhập từ nước ngoài, tương đương 2,1 tỷ USD/ năm. Điều này khiến giá trị thặng dư hầu hết đều vào túi doanh nghiệp nước ngoài.

Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, ngành nhựa phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của DN. Năm 2009, ngành nhựa nhập hơn 2 triệu tấn nguyên liệu, với tổng giá trị gần 2,5 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt hơn 1/3 số tiền nhập khẩu nguyên liệu. Do quá phụ thuộc vào nguyên liệu nên giá bán của DN Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10 – 15%.

Hiện, cả nước mới chỉ có 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và 150.000 tấn nguyên liệu DOP, đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.

Tái chế nhựa phế liệu: bài toán tối ưu?

Để giải quyết bài toán này, Bộ Công thương đã xác định việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là một trong ba chương trình trọng điểm. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho DN. “Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẽ, không tập trung; phế liệu hầu nhự không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách; công nghệ lạc hậu… “, ông Nguyễn Khắc Long, Tổng giám đốc Công ty CP nhựa Việt Nam than thở.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, hiện giá nhập hạt nhựa PET khoảng 1.300 USD/ tấn, do đó, nếu tái sinh được từ chính nguồn phế liệu, giá thành giảm gần 30%. Theo ông Long, ở Việt Nam chỉ tính mức tận dụng từ 35-50% nguyên liệu nhựa tái sinh sẽ góp phần tiết kiệm hơn 600 triệu USD mỗi năm cho DN, đồng thời cũng tăng được 25% kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Việc sử dụng nguyên liệu từ việc tái chế phế liệu nhựa sẽ góp phần bảo vệ môi trường – một trong những điều kiện của các nhà nhập khẩu từ Mỹ, Nhật. “Nhiều khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật… họ yêu cầu sản phẩm nhựa xuất khẩu phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái sinh để hạ giá bán. Theo họ, đáp ứng điều này, sản phẩm mới có tính thân thiện với môi trường”, ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM nhấn mạnh.

  Gửi cho bạn   Bản in
Tin mới hơn
Nguyên liệu nhựa xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, giá rất rẻ (20/ 06/ 2018)
Cadivi Đồng Nai muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Hà Nội lên hơn 55% (20/ 06/ 2018)
Gizeh (đức) công bố một sáng tạo đột phá, in offset trên bình hình cầu (13/ 12/ 2017)
Lễ kỉ niệm 10 năm ngày thành lập công ty ISV (26/ 05/ 2017)
Nhà sản xuất Indonesia nâng giá PP, PE tại thị trường nội địa (23/ 02/ 2017)
Các tin khác
Nhà sản xuất Trung Quốc tăng giá chào PP đối với thị trường Việt Nam (30/ 09/ 2011)
Doanh nghiệp ngành nhựa đau đầu vì giá dầu tăng (30/ 09/ 2011)
Xuất khẩu nhựa sẽ đạt kỷ lục 1 tỷ USD (30/ 09/ 2011)
Thông báo tăng giá nhựa (23/ 01/ 2010)
Giá nhựa lại tăng (04/ 01/ 2010)
Xem tiếp >>
Đầu trang