CUNG CẤP MỘT GIẢI PHÁP "ĐỒNG BỘ" CÁC SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI VÀ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP    ISV ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001-2008 VÀO 08/09/2014 CUNG CẤP MỘT GIẢI PHÁP "ĐỒNG BỘ" CÁC SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI VÀ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP    ISV ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001-2008 VÀO 08/09/2014

Trang chủGiới thiệuTầm nhìnKhách hàngLiên hệCatalogTin tức- sự kiện
English
PALLET NHỰA MỚI
PALLET NHỰA CŨ
THÙNG NHỰA ĐẶC
THÙNG NHỰA HỞ
LỒNG SẮT
SẢN PHẨM KHÁC
    HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 0988 14 17 13

Email: kd1@i-isv.com.vn


(Vui lòng click trực tiếp địa chỉ email để liên hệ)

TÀI LIỆU SẢN PHẨM

Số lượt truy cập : 997923
Số người trực tuyến : 6
 
 

Vì sao ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển?

Đánh giá về ngành công nghiệp phụ trợ, cả các chuyên gia, DN trong nước, DN nước ngoài đều cho rằng, chúng ta vẫn đang ở vạch xuất phát
Lắp ráp bo mạch ở Công ty Máy tính Fujitsu (Nhật Bản) tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai 

Câu chuyện doanh nghiệp (DN) Fujitsu khi đầu tư vào VN đi hỏi 64 DN trong nước không mua nổi cái ốc vít cách đây 5 năm là một bức tranh tổng thể và khá chính xác về ngành công nghiệp phụ trợ tại VN. Sau 5 năm, đánh giá về ngành công nghiệp phụ trợ, cả các chuyên gia, DN trong nước, DN nước ngoài đều cho rằng, chúng ta vẫn đang ở vạch xuất phát.

picture avatar

DN trong nước không mặn mà

Hiện nay, những DN VN tham gia ngành công nghiệp phụ trợ vẫn còn rất ít, chủ yếu tập trung vào các khâu đơn giản như đóng gói, bao bì... Một số DN sản xuất linh kiện nhưng không đáp ứng nổi tiêu chuẩn của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, để sản xuất tại VN, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải nhập khẩu linh kiện. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản phàn nàn, dù họ rất muốn tăng tỉ lệ nội địa hóa nhưng rất khó tìm được nguồn cung cấp linh kiện từ các nhà sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài khiến chi phí tăng cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, sẽ không có một nền công nghiệp phát triển nếu không có ngành công nghiệp phụ trợ. Nhưng tại sao DN trong nước không mặn mà với việc đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ dù đầu ra đã có?

Theo một DN trong ngành điện tử, để sản xuất một chiếc máy tính cần tới hàng chục, thậm chí hàng trăm nhà cung cấp linh kiện chuyên nghiệp, mỗi DN chỉ có thể chuyên vài món mới có thể cải tiến liên tục được. Với tiềm lực tài chính hạn chế, hầu hết DN VN ngại hiện đại hóa máy móc thiết bị để đầu tư vào những ngành này. Không chỉ các DN điện tử, công nghệ cao... mà ngay các ngành sản xuất đơn giản trong nước cũng rất khó khăn do không có ngành công nghiệp hỗ trợ. Đơn cử như ngành dệt may, sau nhiều năm đề xuất, trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may đã được UBND TPHCM duyệt cho 19 ha đất tại quận 9 nhưng bao giờ xây dựng và đi vào hoạt động vẫn còn chưa biết.

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội May thêu đan TPHCM, cho biết hầu hết các nước xuất khẩu dệt may đều có trung tâm nguyên phụ liệu để DN có thể chủ động trong sản xuất. Bởi DN không thể nhập khẩu nguyên liệu nếu chỉ may 3.000 - 5.000 sản phẩm.

Khu công nghệ cao khép kín?

Tương tự đối với Khu Công nghệ cao TPHCM, ông Đặng Thành Tâm, Giám đốc Khu Công nghiệp (KCN) Tân Tạo, cho rằng để gây dựng ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp cho các DN trong Khu Công nghệ cao TPHCM, nên dành 1/4 diện tích khu công nghệ cao hiện nay để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

Thực tế đã chứng minh, rất nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài khi đầu tư sản xuất một sản phẩm nào đó thường kéo các công ty vệ tinh sản xuất, cung cấp linh kiện đi theo. Đầu tư của Canon vào KCN Quế Võ (Bắc Ninh) là một trường hợp điển hình. Sau khi Canon quyết định đầu tư một nhà máy sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới tại đây, ngay lập tức đã có 2 nhà đầu tư sản xuất linh kiện cung cấp cho Canon đầu tư vào đây với vốn đầu tư ban đầu lên tới trên 10 triệu USD. Dự đoán sắp tới KCN Quế Võ sẽ tiếp tục có nhiều nhà sản xuất vệ tinh cung cấp vỏ, khuôn, chi tiết nhựa cao cấp, các loại thiết bị... phục vụ sản xuất máy in laser. Mô hình này đã được các nước khác áp dụng và rất thành công. Khu Công nghệ cao Tân Trúc (Đài Loan) với diện tích chỉ 60 ha nhưng thu hút đầu tư năm 2005 lên tới 30 tỉ USD.

Khu Công nghệ cao TPHCM với diện tích 800 ha nhưng đến nay chỉ thu hút được 67 triệu USD, tốc độ này chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Ông Tâm cho rằng, nên giữ lại 200 ha đất trong khu này để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp cho các DN sản xuất trong khu công nghệ cao. Đây cũng là hướng để xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ từ thu hút đầu tư nước ngoài.

Hà Khanh

Người lao động

  Gửi cho bạn   Bản in
Tin mới hơn
Nguyên liệu nhựa xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, giá rất rẻ (20/ 06/ 2018)
Cadivi Đồng Nai muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Hà Nội lên hơn 55% (20/ 06/ 2018)
Gizeh (đức) công bố một sáng tạo đột phá, in offset trên bình hình cầu (13/ 12/ 2017)
Lễ kỉ niệm 10 năm ngày thành lập công ty ISV (26/ 05/ 2017)
Nhà sản xuất Indonesia nâng giá PP, PE tại thị trường nội địa (23/ 02/ 2017)

Đầu trang