Việt Nam
đã thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài vào sản xuất công nghiệp và ngành điện
tử trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài đang phàn nàn về sự
yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Việt Nam sẽ phải đối mặt với
nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong tương lai nếu như
tình hình này không được cải thiện từ cả hai phía: Chính phủ và các doanh nghiệp
(DN) nhỏ và vừa trong nước.
Ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam đã phát triển khá mạnh trong vài năm qua, thu hút
đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài khổng lồ như Samsung, Intel, Canon,
Panasonic, Fujitsu, LG, Bosch, Nokia…
Điều kiện
để các tập đoàn lớn như Samsung, Panasonic… mở rộng là phát triển công nghiệp
phụ trợ
Samsung
hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Công ty đã đầu tư
hàng chục tỷ USD cho các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh và đã đạt doanh
số 23,9 tỷ USD vào năm ngoái từ việc xuất khẩu điện thoại được sản xuất và lắp
ráp trong nước, chiếm 18% tổng doanh thu xuất khẩu của Việt Nam.
Lần đầu
tiên, Việt Nam đã trở thành nơi sản xuất các thiết bị công nghệ cao của thế giới,
với 120 trong số 400 triệu điện thoại di động Samsung bán trên toàn cầu được sản
xuất tại Bắc Ninh. Cùng với nhà máy của Samsung ở Thái Nguyên gần đây được đưa
vào hoạt động, Việt Nam đã trở thành một trong những cơ sở sản xuất toàn cầu
quan trọng của Samsung.
Tại cuộc
họp giữa Samsung Electronics Việt Nam (SEV) với hơn 200 nhà cung cấp linh kiện
trên toàn quốc tại Hà Nội vừa qua, ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc của Samsung
Complex (có trụ sở tại Bắc Ninh) phát biểu, Công ty đã đăng ký tổng vốn đầu tư
gần 8 tỷ USD trong các ngành công nghiệp điện tử và hỗ trợ tại Việt Nam.
Intel và
LG cũng đã rót gần 1 tỷ USD vào ngành công nghiệp điện tử trong nước, cùng với
hàng trăm triệu USD từ các công ty nước ngoài khác. Canon sẽ trở thành nhà máy
sản xuất máy in lớn nhất thế giới, trải dài trên khắp Hà Nội, Bắc Ninh và Bắc
Giang. Tập đoàn Nidec cũng đã quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào khu vực phía Nam
trong 5 năm tiếp theo.
Theo Tổng
cục Thống kê, Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử
là 20,5 tỷ USD năm 2012, tăng 90% so với năm 2011. Trong năm 2013, kim ngạch xuất
khẩu của ngành này là 32,2 USDõ, dẫn đầu ngành xuất khẩu của cả nước.
Nhu cầu
cấp thiết cho ngành công nghiệp hỗ trợ
“Theo
quan điểm của chúng tôi, ngành công nghiệp phụ trợ rất quan trọng để giúp ngành
công nghiệp linh kiện điện tử sản xuất thiết bị điện tử phát triển mạnh tại Việt
Nam. Các ngành công nghiệp phụ trợ nội địa đóng vai trò quan trọng cho sự phát
triển bền vững và khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành sản xuất điện tử. Quan
trọng hơn nữa là, ngành này sẽ cho phép chúng tôi đáp ứng nhu cầu của khách
hàng nhanh chóng và linh hoạt, do đó, sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng.
Panasonic khẳng định mục tiêu mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Các nhà sản xuất
linh kiện điện tử của Việt Nam còn rất hiếm, lĩnh vực này đòi hỏi sự đầu tư và
áp dụng công nghệ cao”, ông Ling Sing Kok, Trợ lý Giám đốc bán hàng và dịch vụ
Panasonic chia sẻ.
Tuy
nhiên, một trong những điều kiện để Samsung mở rộng hoạt động là sự phát triển
của các ngành công nghiệp hỗ trợ. “Nếu ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển,
Việt Nam không thể tránh phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, như vậy sẽ
làm suy yếu khả năng cạnh tranh của mình và gây khó khăn cho đất nước để duy
trì tăng trưởng kinh tế”, ông Hwan nói.
Công
nghiệp phụ trợ cần giải pháp ‘nhiều trong một’(Baodautu.vn) Chia sẻ với Bộ trưởng
Bộ Công thương những câu hỏi khó của đại biểu Quốc hội chất vấn về phát triển
công nghiệp phụ trợ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh kiến nghị một
giải pháp “nhiều trong một” để phát triển ngành công nghiệp này.
Doanh
nghiệp tỉnh Ibaraki (Nhật) tìm đến HANSSIP(Baodautu.vn)Tổ hợp công nghiệp –
thương mại Ibaraki đang được dự kiến thành lập tại Khu công nghiệp Hỗ trợ Nam
Hà Nội (HANSSIP).
Canon
kêu khổ vì “cuộn băng dính cũng phải nhập”Các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư
nước ngoài “tố” không chỉ con ốc, cái đinh vít DN công nghiệp hỗ trợ trong nước
không cung ứng nổi, mà tới cái băng keo, băng dính họ cũng phải nhập nốt.
“Để thúc
đẩy ngành công nghiệp phụ trợ, không chỉ có hỗ trợ từ Chính phủ mà các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cắt
giảm chi phí và đảm bảo thời gian giao hàng. Các DN ngành công nghiệp phụ trợ
Việt Nam hiện đang cạnh tranh không chỉ với các đối thủ đến từ Hàn Quốc, mà còn
nhiều nơi khác trên thế giới”, ông Hwan nói thêm.
Tương tự,
ông Katsuyoshi Soma, Tổng giám đốc Canon Việt Nam phát biểu: “Với 10 năm hoạt động
tại Việt Nam, Canon Việt Nam hiện có 3 nhà máy. Trong những năm tới, chúng tôi
mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam, từ đó, sẽ giúp chúng tôi tạo nên
sản phẩm cạnh tranh hơn cũng như đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của Việt
Nam. Hiện tại, tỷ lệ nội địa hoá cho Canon Việt Nam là 65%, bao gồm cả sản xuất
trong nước; tuy nhiên, vẫn phải nhập khẩu gần như tất cả các linh kiện điện và
điện tử, chất bán dẫn và các bộ phận cơ khí (cơ khí chính xác, khuôn mẫu)”.
Ông Nguyễn
Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho rằng, các DN FDI hàng đầu cần phải
có chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nếu họ muốn tăng sản lượng
nội địa của họ tại Việt Nam. Họ cần phải thiết lập các tiêu chuẩn cho các sản
phẩm họ cần, đặt hàng các DN ngành công nghiệp phụ trợ và phải cam kết sẽ mua
các sản phẩm đó. Có như vậy, họ mới làm cho các DN này cảm thấy thoải mái và
yên tâm khi sản xuất.
“Ngành
công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn non trẻ, nhưng có tiềm năng rất lớn. Chúng
tôi tin tưởng rằng, với chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam và các DN FDI
và các nhà cung cấp trong nước sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa, để tìm hiểu về nhau,
thảo luận và hợp tác để thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ”, ông Hwan nói
thêm.
Panasonic
cũng dự đoán, việc lắp ráp sản phẩm điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh do Việt
Nam có lợi thế về nguồn lực cạnh tranh và vị trí chiến lược trong khu vực Đông
Nam Á.
“Trong
vòng 5 đến 10 năm tới, DN sản xuất điện tử của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển
với đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc… Đối với chúng tôi,
tiềm năng tăng trưởng kết hợp nhu cầu gắn kết máy móc công nghệ ít nhất là 10%
hoặc nhiều hơn. Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng rất lớn trong ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam hiện được tập trung nhiều vào việc sản xuất điện thoại
di động, một số sản phẩm điện tử tại địa phương và các sản phẩm nghe nhìn. Và
còn nhiều sản phẩm điện tử phức tạp hơn như máy tính bảng, máy tính xách tay,
màn hình LCD công nghiệp có thể được thực hiện tại Việt Nam trong tương lai”,
ông Ling chia sẻ.
Cơ hội
phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Theo Tổ
chức Xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO), chỉ có 32% các nhà cung cấp địa
phương ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn được thiết lập bởi DN Nhật Bản so với
53% ở Thái Lan và 64% ở Trung Quốc. Hơn nữa, nguồn cung cấp đó hầu hết đến từ
các DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. DN Việt Nam chỉ đóng góp 13,2% tổng
nguyên liệu đầu vào và các phụ kiện được bán cho các DN Nhật Bản.
Tuần
qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, người được Quốc hội chất vấn
đầu tiên đã thừa nhận chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thực tế
đã tụt hậu.
“Các
chính sách của Việt Nam về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giúp các
DN trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng tại thị trường nội địa vẫn chưa tạo
ra một khuôn khổ pháp lý thuận lợi”, Bộ trưởng Hoàng cho biết.
Việt Nam
hiện chỉ có 656 DN sản xuất phụ tùng thay thế so với 58.000 DN hoạt động trong
ngành công nghiệp sản xuất. Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nước công nghiệp
hóa vào năm 2020, trong đó ngành công nghiệp phụ trợ sẽ đóng vai trò rất quan
trọng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa cải thiện hơn nữa trong ngành công nghiệp
phụ trợ kể từ năm 1990, khi công nghiệp lắp ráp từ Nhật Bản đến Việt Nam, đặc
biệt là sau khi được Bộ Công thương phê duyệt Kế hoạch Hỗ trợ cho phát triển
công nghiệp đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 vào tháng 7/2007.
Ông Soma
lý giải rằng, doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ một số điểm yếu, như năng lực sản xuất
thấp, thiếu kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật kém, vì vậy họ thấy rất khó để đạt
được chất lượng cao, tiêu chuẩn môi trường và giá cả cạnh tranh. Do đó, sẽ rất
khó khăn để xuất khẩu sản phẩm của họ ra nước ngoài hoặc thậm chí để bán ở thị
trường trong nước. Ngoài ra, lãnh đạo DN ở Việt Nam còn thiếu quyết tâm và nỗ lực
để trở thành đối tác của các DN hoàn thành sản phẩm như Canon, Samsung.
Ông Trần
Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét, cách duy nhất để DN Việt
Nam trở thành vệ tinh của các đối tác lớn chính là thay đổi tư duy, chiến lược
của họ, tập trung vào chuyên môn và không ngừng theo đuổi mục tiêu.
Vừa qua,
Bộ Công thương đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ với những ưu đãi lớn chưa từng có nhằm tạo động lực thực sự cho
ngành được coi là quan trọng đối với ngành công nghiệp sản xuất hiện đại.
“Chúng
tôi hy vọng rằng, Nghị định này sẽ giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước
ngoài, nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu. Nghị định mới phải thực tế, khả
thi và thích hợp cho các DN và phải đảm bảo chi phí lao động không tăng quá
nhanh. Ngoài ra, đây cũng là điều cần thiết để phát triển hệ thống giáo dục và
đào tạo tại Việt Nam”, ông Soma chia sẻ.